[Cảnh Báo] Nguy cơ cao mắc sỏi túi mật nếu không tẩy giun định kỳ

Bệnh sỏi túi mật do nhiều nguyên do gây nên và để lại di chứng nặng nề nếu không chữa trị kịp thời. Giun ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, vậy không tẩy giun có làm tăng nguy cơ mắc bệnh này không? Lời giải đáp sẽ có ở dưới bài viết sau đây nhé!

Những bệnh thường gặp ở túi mật

Cấu tạo và vai trò của túi mật:

Túi mật có hình quả lê, kích thước bé, nằm ở thuỳ dưới phải của gan, màu xanh. Túi mật có thể giãn tối đa ở bề rộng là 3cm và bề dài là 8cm. Đây là một bộ phận tham gia trực tiếp giải quyết các vấn đề tiêu hoá thức ăn. 

Túi mật là nơi chứa và dự trữ dịch mật do gan tiết ra theo đường mật chủ xuống tá tràng. Tiếp theo đó là thực hiện chức năng phá vỡ cấu trúc của các thực phẩm bằng dịch mật. 

Túi mật là một bộ phận không thể thiếu của hệ tiêu hoá 

Túi mật là một bộ phận không thể thiếu của hệ tiêu hoá 

Những bệnh thường gặp ở túi mật:

Bộ phận nào trên cơ thể cũng sẽ gặp vấn đề khi gặp các tác động gây hại. Túi mật cũng không ngoại lệ, dưới đây là 5 bệnh lý thường gặp của túi mật:

  • Viêm túi mật: Đây là một bệnh lý phổ biến ở túi mật, có thể xảy ra hai dạng và viêm cấp tính và viêm mãn tính. Rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng của túi mật.
  • Sỏi túi mật: Sỏi ở trong mật là căn bệnh thường gặp nhất ở cơ quan này. Bệnh tiến triển âm thầm và chỉ có triệu chứng khi kích thước sỏi lớn. 
  • Sỏi đường mật chủ: Dịch mật được vận chuyển từ túi mật xuống tá tràng nhờ đường mật. Khi túi mật chứa sỏi sẽ kéo theo sỏi di chuyển xuống đường mật và mắc kẹt tại đây. Sỏi đường ống mật chủ là vị trí cực kì nguy hiểm của bệnh túi mật.
  • Polyp túi mật: Là biểu hiện của sự mất cân bằng hàm lượng cholesterol trong túi mật. Polyp túi mật phần lớn là lành tính, trong một vài trường hợp có thể phát triển thành ung thư nếu không điều trị sớm. 
  • Vỡ túi mật: Sỏi túi mật dịch chuyển liên tục, đặc biệt các viên sỏi lớn, nhiều cạnh sắc nhọn sẽ đâm thủng túi mật. Bệnh sẽ làm nhiễm trùng vùng bụng và viêm phúc mạc.

 Sỏi túi mật là bệnh lý thường gặp nhất của túi mật

 Sỏi túi mật là bệnh lý thường gặp nhất của túi mật

Triệu chứng của túi mật khi có sỏi túi mật

Khi sỏi túi mật có kích thước lớn chèn ép hết túi mật sẽ có các biểu hiện thường gặp sau đây:

  • Đau tức hạ sườn phải: Cơn đau kéo dài nhiều giờ, đau âm ỉ hoặc ngắt quãng. Thậm chí lan xuống vùng bụng, lưng và lên trên ngực. 
  • Buồn nôn, mắc ói, chán ăn, không có cảm giác thèm ăn
  • Sốt cao, kèm theo lạnh run nếu có tình trạng viêm, nhiễm trùng.
  • Lòng bàn tay, bàn chân, mắt vàng. Đây được xem là biểu hiện lâm sàng của sỏi mật khi bị tắc nghẽn dịch mật.
  • Tiểu chảy, đi phân sáng màu

Bệnh sỏi túi mật tăng cao nếu không tẩy giun định kỳ?

Giun ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ tiêu hoá. Trong một vài trường hợp giun sẽ chui từ ruột lên tá tràng tới túi mật nhờ cơ chế tự điều hòa dịch mật. 

Khi chui vào được túi mật, giun không có cách nào để ra ngoài được bởi áp lực dịch mật trong túi mật rất cao. Xác chết của giun tồn đọng ngày càng nhiều trong mật sẽ hình thành thành sỏi mật. 

Nguy hiểm hơn hết là khi sỏi mật mắc kẹt tại cổ túi mật (vị trí tiếp giáp giữa gan và túi mật) thì rất nguy hiểm. Toàn bộ hoạt động của hệ tiêu hoá sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng khi không có dịch mật. 

Không tẩy giun định kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật

Không tẩy giun định kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật

Ngoài ra, sỏi ở túi mật nói chung và sỏi đường ống mật chủ nói riêng được tạo nên bởi nhiều nguyên do khác như:

  • Người mắc sỏi bẩm sinh 
  • Hệ tiêu hoá kém
  • Hàm lượng cholesterol quá cao trong túi mật
  • Ăn uống các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
  • Uống ít nước
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh 
  • Người có bệnh nền, béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cao
  • Người lười vận động, không có khả năng vận động

Giải pháp hạn chế sỏi ở mật

Để không mắc bệnh sỏi túi mật thì cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần
  • Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi
  • Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: Lòng đỏ trứng, da mỡ động vật, nội tạng động vật,…
  • Uống đủ nước 
  • Tăng cường chất xơ từ rau củ
  • Bổ sung vitamin từ trái cây
  • Rèn luyện thể thao mỗi ngày 

Tẩy giun định kỳ để hạn chế mắc bệnh sỏi mật 

Tẩy giun định kỳ để hạn chế mắc bệnh sỏi mật 

Làm sao để phát hiện sớm sỏi túi mật?

Thông qua các biểu hiện bệnh thì bước đầu khoanh vùng bệnh đang mắc có phải là sỏi túi mật không. Ngoài ra để biết chính xác, bạn có thể tiến hành các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chỉ số máu sẽ phát hiện được có viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật,…
  • Siêu âm ổ bụng: Đây được xem là phương pháp phát hiện bệnh thường được áp dụng nhất. Bác sĩ tiến hành siêu âm đầu dò vào bụng để phát hiện cấu trúc viên sỏi và tình trạng viêm hoặc giãn đường mật trong gan.
  • Chụp CT: Thông qua các hình ảnh chụp được từ máy tính sẽ cho thấy hình ảnh của tuyến tụy, túi mật, đường mật chủ,… Từ đó phát hiện ra sỏi.
  • Chụp MRI: Mục đích chính của phương pháp này là cho ra hình ảnh chi tiết nhất của các mô mềm và các cơ quan. Giúp phát hiện được sỏi túi mật, sỏi đường mật chủ, sỏi trong gan,…
  • Nội soi ngược dòng mật, tuỵ: Liệu pháp này kết hợp với chụp X-quang để chẩn đoán chính xác vị trí sỏi, tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng của bệnh nhân.

Như vậy, việc không tẩy giun định kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật. Không những vậy mà còn ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hoá. Bạn cần tẩy giun và thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat