Sỏi đường mật là một bệnh lý thường gặp của hệ tiêu hoá. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan và mật. Nguyên nhân gây sỏi đường mật là từ đâu? Người mắc sỏi túi mật có nguy cơ cao mắc sỏi đường mật không? Câu trả lời có ở dưới bài viết nhé!
Sỏi đường mật chủ là gì? – Nguyên nhân gây sỏi đường mật
Đường ống mật chủ là nơi dẫn dịch mật từ gan, túi mật xuống tá tràng để thực hiện chức năng tiêu hoá. Sỏi đường mật chủ là sự xuất hiện một vật thể cản trở lại quá trình này.
Bệnh sỏi đường ống mật chủ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mọi vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá sẽ bị tác động xấu.
Vậy nguyên nhân gây sỏi đường mật chủ từ đâu? Tìm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng bệnh sỏi đường mật hiệu quả.
Sỏi đường mật chủ là gì?
Triệu chứng thường gặp của sỏi đường mật?
Khi bạn mắc các triệu chứng sau đây thì nguy cơ cao bạn đang mắc sỏi đường mật. Bạn lưu ý nhé!
- Người hay mệt mỏi, xanh sao
- Ăn uống cảm thấy không được ngon miệng
- Buồn nôn, nôn rất thường xuyên
- Vị trí đau thường tập trung ở quanh vùng hạ sườn phải
- Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột rồi hết hoặc đau dai dẳng
- Cơn đau có thể lan xuống vùng bụng, hoặc vai và vùng lưng quanh hạ sườn phải
- Sỏi lớn có thể gây viêm và sốt cao
- Vàng da tay, hoặc mắt
- Nước tiểu có màu sậm bất thường, đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy
Sỏi đường mật chủ làm xuất hiện các cơn đau quanh vùng hạ sườn phải đau dai dẳng hoặc xuất hiện đột ngột
Chính vì những biểu hiện trên mà giúp bạn phát hiện sớm bệnh. Phần lớn các triệu chứng của sỏi đường mật chủ khá giống với bệnh dạ dày. Cho nên khi có dấu hiệu đau vùng hạ sườn bạn nên khám sớm để xác định rõ nguyên nhân gây sỏi đường mật nhé!
Nguyên nhân gây sỏi đường mật chủ
Theo nghiên cứu từ các tài liệu y khoa thì nguyên nhân gây sỏi đường mật chủ là do sắc tố mật. Lượng bilirubin kết hợp với xác chết của giun chui từ dạ dày lên sẽ hình thành nên sỏi đường mật.
Nguyên nhân này chiếm đến 70% trong các nguyên do tạo sỏi ống mật chủ. 15% là do sỏi cholesterol từ túi mật dịch chuyển xuống. Vì bản chất kích thước đường mật rất bé nên rất dễ mắc kẹt lại.
Và 15% còn lại là do yếu tố bẩm sinh đường dẫn mật bị hẹp lượng dịch mật ứ đọng quá nhiều. Nên dễ gây ùn tắc dịch mật và tạo sỏi đường mật chủ.
Nguyên nhân gây sỏi đường mật chủ có đến 70% là do sắc tố mật gây nên
Đối tượng nào nguy cơ cao mắc bệnh sỏi đường mật trong gan?
Hiện nay, số ca bệnh mắc sỏi đường mật chủ ngày càng nhiều và đang dần trẻ hoá. Trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ mắc phải cao hơn nam giới. Vì phụ nữ sẽ có sự thay đổi nội tiết tố làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất dịch mật.
Người đang thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh sỏi ống mật. Vì lượng mỡ trong cơ thể những người này thường rất cao sẽ gây mất cân bằng các chất trong túi mật. Từ đó dễ gây ứ đọng dịch mật ở ống dẫn mật hơn.
Nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan sẽ cao hơn nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống của bạn và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Người đang giảm cân, dùng các thuốc tan mỡ không rõ nguồn gốc. Vì các loại thuốc này tác động xấu đến lượng cholesterol trong máu và gan. Khi gan bị ảnh hưởng kéo theo mật và đường mật chủ suy giảm chức năng.
Phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ bình thường. Vì khi mang thai người sẽ mang bào thai trong bụng, em bé lớn lên mỗi ngày và chèn ép lên túi mật. Túi mật bị ép dẫn đến khả năng điều phối dịch mật kém ảnh hưởng đến dịch mật vận chuyển theo ống dẫn mật. Dịch mật sẽ tắc nghẽn hơn.
Một số ít sẽ di truyền khi người nhà đã có tiền sử mắc bệnh sỏi mật. Thì khi bạn sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi đường mật cao hơn so với những em bé khác.
Làm thế nào để phát hiện được sỏi ống mật chủ?
Ngoài những triệu chứng thường gặp để xác định nguyên nhân gây sỏi đường mật chủ. Vì đây mới chỉ là biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng khá giống với bệnh dạ dày nên bạn cần siêu âm.
Kết quả siêu âm sẽ cho bạn thấy được kích thước sỏi mật, sỏi đường mật chủ là bao nhiêu. Từ đó bác sĩ sẽ có đánh giá chuẩn xác hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Vì sỏi đường mật chủ khá khó để siêu âm ra được khi ở kích thước sỏi nhỏ. Nên bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT vùng bụng hoặc chụp cộng hưởng từ tụy mật.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến hành các xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm chức năng gan, tụy. Xét nghiệm men tuỵ cũng có thể phát hiện ra sỏi đường ống mật chủ.
Có thể bạn quan tâm:
Viêm túi mật có nguy hiểm không?
Điều trị sỏi đường mật ra sao? – Nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan
Sau khi xác định được nguyên nhân gây sỏi đường mật chủ thì phác đồ điều trị sẽ được lập ra. Thông thường nếu sỏi còn bé, chưa viêm thì sẽ tiến hành dùng thuốc để điều trị. Bản chất của các loại thuốc chữa sỏi đường mật sẽ mang một loại acid tương tự như dịch mật.
Trường hợp sỏi lớn sẽ tiến hành tán sỏi đường mật qua da. Vì đường ống mật chủ không thể cắt bỏ như túi mật được. Dịch mật từ gan và túi mật xuống tá tràng chỉ duy nhất một con đường là ống mật chủ.
Ngoài ra, trong các trường hợp sỏi rất bé thì có thể điều trị tại nhà bằng việc thay đổi chế độ ăn uống. Hạn chế thức ăn chứa các chất béo xấu, nhiều đạm động vật. Tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin để cân bằng sắc tố mật và cholesterol lại.
Bạn có thể thực hiện các động tác yoga đơn giản tại nhà để phục hồi chức năng của túi mật. Vì khi túi mật khỏe sẽ điều phối dịch mật tốt, giảm thiểu tình trạng ứ đọng và tắc nghẽn lại.
Như vậy, nguyên nhân gây sỏi đường mật chủ yếu là do sắc tố mật gây nên. Đây là bệnh lý nguy hiểm và khá phổ biến ở nữ giới. Bạn nên thăm khám và điều trị sớm tránh sỏi lớn sẽ gây tắc mật lúc đó rất khó để chữa trị.
LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí
TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY