Sỏi niệu quản nên ăn gì?

Người bị bệnh sỏi niệu quản nên ăn gì? Người bị bệnh sỏi niệu quản không nên ăn gì? Thận có vai trò lọc máu và đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Nhưng vì một số lý do nào đó mà các chất thải không thể đào thải hết ra ngoài… Kết hợp với phương pháp điều trị, người bị bệnh sỏi niệu quản cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống. Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị bệnh niệu quản.

Tìm hiểu chung về sỏi niệu quản 

Sỏi niệu quản là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Loại sỏi này rất khó chữa trị và để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bệnh cần phát hiện sớm và có phác đồ điều trị đúng để ngăn không biến chứng. 

Sỏi niệu quản được hình thành do sự lắng đọng của các khoáng chất trong nước tiểu. Quá trình này đáng ra phải được thải ra ngoài cơ thể nhưng vì lý do nào đó mà tồn đọng lại. 

 Sỏi niệu quản là gì?

 Sỏi niệu quản là gì?

Sỏi niệu quản khiến đường lưu thông nước tiểu bị tắc nghẽn và ảnh hưởng đến bài tiết. Những biến chứng nguy hiểm như: suy thận, viêm thận, rối loạn hệ tiết niệm thậm chí có thể khiến tử vong. Kết hợp với việc sử dụng thuốc để điều trị thì người bị bệnh sỏi niệu quản nên ăn gì? Nhằm hỗ trợ việc đánh tan sỏi được nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất.

Chú ý uống nhiều nước – sỏi niệu quản nên ăn gì

Nước lọc là thức uống đầu tiên được nhắc đến trong sỏi niệu quản nên ăn gì? Cơ thể được cung cấp đủ nước để giữ cho lượng nước tiểu loãng – làm giảm nồng độ khoáng chất. Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất từ 8 – 10 ly nước lượng nước này tương đương với 2 lít/ngày. 

Nước lọc luôn là thức uống ưu tiên và cần được bổ sung nhiều nhất. Ngoài ra bạn có thể bổ sung chất lỏng khác như nước ép hoa quả, nước mát từ rau,…

Giảm lượng muối ăn

Một trong những thực phẩm mà người bị sỏi niệu quản không nên ăn chính là muối. Việc giảm lượng muối (sodium) trong chế độ ăn uống hàng ngày có tác dụng giảm lượng canxi trong nước tiểu. Từ đó sẽ làm giảm nguy cơ hình thành sỏi canxi – sỏi phổ biến của tiết niệu. Bạn cần tập thói quen ăn nhạt, đồng thời tránh sử dụng những thực phẩm giàu natri như: Thịt chế biến, thức ăn nhanh (mì gói, súp đóng hộp, cơm trộn,…).

sỏi niệu quản nên ăn gì?

Nên ăn nhạt để giảm lượng canxi trong nước tiểu

Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ canxi – sỏi niệu quản nên ăn gì

Sỏi niệu quản nên ăn gì? Bạn nên đảm bảo ăn đủ canxi mỗi ngày nghe mâu thuẫn nhưng là sự thật. Theo nghiên cứu gần đây chứng minh được bệnh nhân bị sỏi niệu quản nên bổ sung đầy đủ hàm lượng canxi. Bởi thực sự chúng có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi. 

Quan điểm này gạt bỏ ý kiến trước đây khi ăn thực phẩm có canxi sẽ làm bệnh trở nặng hơn. Với những người hình thành sỏi canxi oxalat nên bổ sung 800mg canxi trong chế độ ăn hàng ngày. Việc làm này giúp phòng ngừa sỏi niệu quản và duy trì mật độ xương. Một số thực phẩm giàu canxi như: rau cải ngọt, rau dền, cá chạch, vừng (mè), đậu phụ, hạnh nhân, sữa,…

Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate

Thực phẩm chứa axit oxalic hoặc oxalat ở thực phẩm làm tăng hàm lượng oxalate như: rau bina, dâu tây, chocolate, cám lúa mì, hạt, củ cải đường, trà,… Để lượng oxalate trong nước tiểu tăng cao thì tốt nhất không nên ăn các loại kể trên. 

Ngoài ra những thực phẩm giàu canxi lại giúp làm giảm oxalate trong nước tiểu. Nguyên nhân là do canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa, do đó chúng không được bài tiết vào nước tiểu. Đó là những thực phẩm mà người bị sỏi niệu quản không nên ăn nhằm tránh rủi ro có thể xảy đến.

Giảm Vitamin C – sỏi niệu quản nên ăn gì 

Vitamin C khi vào cơ thể sẽ chuyển thành oxalate làm tăng khả năng hình thành sỏi. Vấn đề ăn uống luôn cần được quan tâm đặc biệt vì sỏi tiết niệu rất dễ tăng kích thước. Cho nên bác sĩ luôn khuyên người bị bệnh sỏi niệu quản không nên uống quá 500mg vitamin C/ngày. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất. Việc làm này để tránh mắc phải sai lầm không đáng có khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Hạn chế đường và protein động vật

Cung cấp quá nhiều đường và protein động vật vào cơ thể làm tăng kích thước sỏi. Người bị bệnh sỏi niệu quản nên chú ý tránh các thực phẩm đóng gói chứa nhiều đường là tốt nhất.

Thịt và protein động vật khác – chẳng hạn như trứng và cá chứa purin phân hủy thành acid uric. Chính vì vậy bạn cần hạn chế thực phẩm này để tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Thịt nội tạng đặc biệt là gan rất giàu purin, người bị bệnh sỏi niệu quản nên tránh xa món ăn này.

Bổ sung chất xơ không hòa tan

Chất xơ là thành phần cần thiết và được nhắc đến khi sỏi niệu quản nên ăn gì. Chất xơ là phần khó tiêu hóa của thức ăn có nguồn gốc từ rau, cây trồng và nấm ăn được.

  • Chất xơ hòa tan trong nước: cà rốt, chuối, lê, bơ, rau mồng tơi,…
  • Chất xơ không hòa tan trong nước: lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và gạo có thể giúp làm giảm canxi trong nước tiểu. Chất xơ này kết hợp với canxi trong ruột để bài tiết phân thay vì thông qua thận. Đồng thời còn giúp tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột. Vì vậy sẽ có ít thời gian hơn cho canxi hấp thụ. 

Tốt nhất bạn nên tạo thói quen ăn trái cây và rau hàng ngày trong mỗi bữa ăn. Điều này có thể giúp hỗ trợ điều bị bệnh sỏi niệu quản cũng như ngăn chặn sỏi mới hình thành.

Vấn đề ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh sỏi niệu quản. Chính vì thế mà với những ai đang mắc phải căn bệnh này thì nên tìm hiểu tbị bệnh sỏi niệu quản nên ăn gì? Không ăn gì? Nhằm tránh trường hợp không tốt có thể xảy đến. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat