Bệnh suy thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận thường không có bất kỳ triệu chứng cụ thể biểu hiện ra ngoài thế nhưng khi bệnh phát triển thì các dấu hiệu dần xuất hiện rõ ràng hơn. Đối với những người có nguy cơ bị suy thận tốt nhất nên thường xuyên thăm khám và theo dõi bệnh, càng kéo dài thời gian mà không chữa trị sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng dẫn đến mãn tính, khi đó việc điều trị trở nên khó khăn hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, việc nắm rõ tình trạng bệnh suy thận là gì và các dấu hiệu nhận biết bệnh vô cùng quan trọng.

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận, chủ yếu là chức năng bài tiết chất thải của cơ thể sau quá trình chuyển hóa. Ngoài ra, đối với nhiều trường hợp bị suy thận, đặc biệt là suy thận mạn tính, các chức năng khác của thận bị suy giảm nghiêm trọng như điều hòa dịch, điện giải, toan kiềm, kích thích tạo máu, tổng hợp vitamin D…. Một số thuật ngữ y khoa nói về tình trạng suy giảm chức năng thận như:

  • Tổn thương thận cấp (Acute Kidney Injury): Chỉ tình trạng suy giảm chức năng thận kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày, thường có nguyên nhân rõ ràng. Và đây là tình trạng hoàn toàn có thể hồi phục bình thường nếu trị đúng cách, chức năng thận chưa về bình thường sau vài ngày đến vài tuần được gọi là suy thận tiến triển nhanh.
  • Suy thận cấp (Acute Kidney Failure): Chỉ tình trạng tổn thương thận cấp nhưng có chỉ định cần chạy thận nhân tạo để xử lý biến chứng, bảo vệ tính mạng của người bệnh.
  • Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease): Chỉ tình trạng có suy giảm chức năng thận kéo dài ít nhất 3 tháng liên tục, biểu hiện qua sự bất thường của nước tiểu, hoặc sự thất thường của thận qua hình ảnh chụp X quang, cũng có thể là sự bất thường mô học khi sinh thiết. Đây là tình trạng thận không thể hồi phục và được phân làm 5 giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào chức năng thận còn lại.
  • Suy thận mạn giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease): Khi chức năng thận giảm nặng (dựa vào độ lọc cầu thận ước đoán – eGFR dưới 15ml/phút), bệnh nhân phải được điều trị thay thế thận nếu muốn giữ được tính mạng.

Nguyên nhân dẫn đến suy thận

Nguồn gốc gây suy thận có thể chia làm 3 giai đoạn chính có:

1. Do tác nhân trước thận

Đây là nhóm có nguồn gốc dẫn tới suy thận cấp chức năng như:

  • Sốc tim.
  • Sốc lây nhiễm virut.
  • Sốc giảm thể tích.
  • Sốc phân vệ.
  • Một số nguyên nhân gây nên tình trạng giảm khóm lượng tuần hoàn khác như: xơ gan, hội chứng thận hư, thiếu dưỡng chất dẫn đến giảm protid máu.

2. Nguồn gốc từ thận

Nguyên nhân có thể do hiện tượng hội chứng bệnh ở cầu thận cấp: thường chiếm từ 3-12% trường hợp bị suy thận cấp.

  • Nguyên nhân dẫn đến suy thận do chứng bệnh cầu thận nguyên phát. Triệu chứng suy thận cấp có khả năng là biến chứng của hiện tượng viêm cầu thận cấp sau truyền liên cầu.
  • Suy thận do bầu thận thứ phát bởi viêm cầu thận Lupus trong đợt tiến triển cấp tính, Schonlein Henoch có tổn thương thận, hội chứng bệnh Goodpasture….

Những bệnh lý ống thận kẽ cấp tính cũng chiếm khoảng 58-65% tổng số trường hợp bị suy thận cấp.

  • Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận là do: ngộ độc thuốc nam, ngộ độc mật cá trắm….
  • Ngộ độc từ các loại thuốc của Y học hiện đại như: thuốc kháng sinh, dược phẩm giảm đau, giảm viêm, dược phẩm chống ung thư.
  • Suy thận do hiện tượng tan máu cấp tính như: lan nhiễm nhầm nhóm máu, sốt rét ác tính, dùng dượng phẩm gây tan máu RifamPIcin….
  • Do các tác nhân tiêu cơ vân cấp tính như: nghiện heroin hoặc lạm dụng dược phẩm chống động kinh, thiếu máu cơ, chấn thương cơ, hôn mê kéo dài, co giật.
  • Nguyên nhân do nhiễm trùng: lây xoắn vi khuẩn hoặc viêm nhiễm máu gây bệnh gan thận cấp hay nhiễm trùng có thể theo đường ngược dòng gây viêm thận bể thận cấp.
  • Tác nhân bệnh suy thận gây bất định chuyển hóa như hiện tượng tăng cường acid uric máu
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây suy thận khác như: tắc mạch thận, chấn thương thận.

3. Nguyên nhân sau thận

Chính là những nguyên nhân gây tắc nghẽn đường bài niệu như:

  • Xơ hóa sau phúc mạc.
  • U chèn ép tắc đường bài niệu.
  • Sỏi bể thận, sỏi niệu quản.
  • Nguyên nhân viêm xơ chít hẹp: tim la, lao thận….

Triệu chứng của suy thận

Thận có chức năng làm sạch và thải độc cơ thể, nhờ thế nước tiểu được tạo ra và máu sẽ được làm sạch.

Thận có trách nhiệm loại bỏ các chất lỏng dư thừa và chất thải, hỗ trợ sức khỏe cho xương, tăng lượng hồng cầu, điều hòa huyết áp và cân bằng điện giải trong cơ thể. Khi bất kỳ chức năng nào của thận gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Thế nên, bạn cần hết sức lưu ý đến các dấu hiệu giúp nhận biết sớm thận đang bị tổn thương như:

  • Sự thay đổi khi đi tiểu: Đây là dấu hiệu đầu tiên tiết lộ các vấn đề liên quan đến thận là sự thay đổi về lượng và tần suất đi tiểu hằng ngày. Màu nước tiểu trở nên sẫm màu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp dấu hiệu buồn đi tiểu nhưng không thể nào “giải quyết” khi vào nhà vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy chức năng của hệ tiết niệu đang gặp vấn đề, tốt nhất nên theo dõi và ghi lại tần suất vào nhà vệ sinh của mình. Khi tình trạng trở nên xấu hơn bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra.
  • Gặp khó khăn khi tiểu tiện: Nếu cảm thấy đau đớn và áp lực ở bàng quang rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng ống dẫn tiểu. Triệu chứng này không khó để điều trị nhưng càng để lâu chúng sẽ gây ảnh hưởng đến thận của bạn gây sốt hay cảm thấy đau cổ nếu triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn.
  • Đi tiểu ra máu: Đây là một triệu chứng trực tiếp của bệnh thận. Trong nước tiểu có máu có thể dẫn tới các bệnh ung thư bàng quang. Tiểu ra màu là một trong các triệu chứng báo hiệu thận đang gặp vấn đề không thể bỏ qua và không được phớt lờ mà cần đến gặp bác sĩ ngay.
  • Mệt mỏi: Thận khỏe sẽ sản sinh 1 loại hoocmon là erythropoietin giúp làm tăng số lượng hồng cầu. Nhưng khi thận gặp vấn đề, lượng hoocmon này sẽ giảm đáng kể. Lượng tế bào hồng cầu thấp có thể dẫn đến mệt mỏi và các vấn đề liên quan đến não cũng như cơ bắp.
  • Sưng phù: Thận giúp lọc sạch chất thải thừa trong cơ thể. Khi chức năng của thận bị suy giảm sẽ không thể bài tiết kịp các chất độc, chất thải sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ lại ở các bộ phận khác, gây phù mặt, chân tay sưng tấy.
  • Chóng mặt và mất tập trung: Khi bị suy thận có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não chính điều này gây ra chóng mặt và các vấn đề về trí nhớ, khó khăn trong việc tập trung.
  • Da ngứa và phát ban: Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với tình trạng dị ứng. Nhưng đây là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thận. Bởi việc tích tụ chất thải có liên quan trực tiếp đến các chứng mẩn ngứa và phát ban trên da. Do tích tụ chất thải trong máu nên da có thể bị kích thích và khô. Kể cả khi dùng các loại kem dưỡng da vẫn không có tác dụng được phục hồi thì nên đi khám để chẩn đoán chính xác nhất.
  • Buồn nôn và ói mửa: Khi các chất thải tích tụ trong cơ thể cần phải được đào thải ra ngoài nhưng khi thận bị suy, không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ này nên gây ra tình trạng ói mửa thường xuyên.
  • Khó thở: Bệnh thận trở nên nghiêm trọng khiến các chất lỏng tích tụ trong phổi và gây ra cảm giác khó thở. Không chỉ số lượng hồng cầu bị giảm mà còn kéo theo lượng oxy trong cơ thể giảm theo gây khó thở, hơi thở ngắn.
  • Cảm giác lạnh liên tục: Cơ thể bị thiếu máu là do các vấn đề liên quan đến thận, bạn có cảm giác lạnh ngay cả khi ở trong phòng ấm. Đặc biệt, khi bị viêm thận, sốt và cảm giác ớn lạnh là những triệu chứng thường xuyên gặp.
  • Hôi miệng, miệng có vị kim loại: Tình trạng suy thận làm tăng nồng độ u rê trong máu. Khi điều này xảy ra, u rê bị phân hủy thành amoniat trong nước bọt, gây mùi hôi miệng. Một dấu hiệu khác cảnh báo sớm bệnh suy thận là giảm sự thèm ăn và trong miệng thường cảm thấy có vị kim loại.

Các loại suy thận

Suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính thường xảy ra trong thời gian dài (trên 3 tháng), đó là sự giảm dần các chức năng lọc của thận do teo các tế bào thận không hồi phục được.

Suy thận mạn tính mô tả sự mất dần chức năng thận. Thận lọc các chất thải và dịch dư thừa từ máu và sau đó được bài tiết trong nước tiểu. Suy thận mạn tính thường gây tổn thương cho thận, dịch và chất thải có thể tích tục trong cơ thể ở mức độ nguy hiểm.

Giai đoạn đầu của suy thận mạn tính thường xuất hiện một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết nhưng thường bị bỏ qua chỉ đến khi chức năng thận suy giảm đáng kể mới thực sự quan tâm.

Điều trị suy thận mạn tính (còn được gọi là bệnh thận mạn tính) thường là tập trung làm chậm sự tiến triển của suy thận thông qua việc kiểm soát nguyên nhân gây bệnh. Suy thận mãn tính có thể tiến triển đến giai đoạn cuối bệnh thận gây tử vong nếu không lọc máu hay ghép thận.

Suy thận cấp

Suy thận cấp là hội chứng được biểu hiện bằng sự giảm nhanh của mức lọc cầu thận với thể tích nước tiểu <0.5 ml/kg/giờ kéo dài trên 6 giờ và có nồng độ creatinin huyết tương tăng thêm 0.5 mg/dl (44µg/l) hoặc trên 50% so với giá trị bình thường (trên 130µg/l) ở người trước đó có chức năng thận bình thường.

Suy thận cấp gây nên sự ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa của nitơ, rối loạn cân bằng nước, điện giải, axit-bazơ.

Biến chứng nguy hiểm do suy thận

Suy thận càng để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Chính vì thế việc điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng, nhờ đó hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của suy thận. Suy thận gây một số biến chứng như:

Biến chứng tim mạch

Các trường hợp bị ảnh hưởng đến tim mạch khoảng 50-80% trong số các biến chứng của suy thận mà người bệnh gặp phải, kèm theo đó là các bệnh:

  • Tăng huyết áp: Chiếm khoảng 80% những người suy thận bị tăng huyết áp, làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong.
  • Suy thận còn có thể gây ra bệnh viêm màng ngoài tim khô hoặc có dịch. Bệnh này thường xuất hiện ở những ai đang ở giai đoạn cuối vì ure máu cao, biểu hiện lâm sàng giống như viêm màng ngoài tim do nguyên nhân khác nhưng có đặc điểm là hay bị tràn máu.
  • Người bệnh còn có thể bị chứng phì đại thất trái. Nhất là ở những bệnh nhân lọc máu chu kỳ, chiếm khoảng 60-80% trường hợp gặp phải biến chứng này.
  • Bệnh mạch vàng cũng là biến chứng nguy hiểm mà suy thận gây ra đối với người bệnh. Biểu hiện của bệnh mạch vành của người bị suy thận thường không rõ ràng, có thể xảy ra những bệnh nhân không hẹp động mạch vành hay mắc nhất là ở những người bệnh phì đại thất trái rõ.
  • Người bị suy thận không thể bỏ qua biến chứng bệnh van tim. Nguyên nhân do vôi hóa van và tổ chức dưới van, cũng như việc giãn các buồng tim cũng gây nên biến chứng van tim. Tổn thương van chủ yếu là hở, ít khi gây hẹp van. Thường gặp hơn cả là vôi hóa van hai lá, tiếp đến là vôi hóa van động mạch chủ.

Thiếu máu

Thiếu máu là một trong những biến chứng thường gặp ở người bị bệnh thận, vì thận là nơi sản xuất hormon erythropoietin, kích thích tủy xương sản xuất ra hồng cầu. Khi thận bị tổn thương không còn khả năng tạo ra lượng erythropoietin cần thiết khiến tủy xương cũng tạo ra ít tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu.

Người bệnh khi bị thiếu máu do suy thận, cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt. Thiếu máu cũng làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh về tim.

Biến chứng tiêu hóa

Tình trạng viêm loét dạ dày ruột, viêm tụy cấm, xuất huyết đường tiêu hóa là những biến chứng nguy hiểm từ suy thận. Đặc biệt rất dễ dẫn đến tử vong.

Biến chứng thần kinh

Hội chứng ure máu tăng không chỉ gặp ở người bệnh trong giai đoạn thiểu niệu, vô niệu mà còn có thể xuất hiện ngay cả ở giai đoạn người bệnh đi tiểu trở lại hoặc tiểu nhiều gây rối loạn thần kinh cơ, dẫn đến co giật, hôn mê.

Biến chứng chuyển hóa

Người bị suy thận rất dễ bị mất nước và rối loạn điện giải như tăng canxi máu, tăng phospho, tăng axit uric, tăng magie máu. Tình trạng giảm kali máu, natri máu trong giai đoạn tiểu nhiều có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng và theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra, suy thận còn gây nên tình trạng giảm chuyển hóa insulin, tăng hormon cận giáp và giảm hormon tuyến giáp.

Biến chứng nhiễm trùng

Suy thận rất dễ gây nên biến chứng bội nhiễm phổi, bội nhiễm đường tiết niệu, vết thương ngoài da, nhiễm khuẩn đường huyết.

Thoái hóa dạng bột

Đây là một biến biến chứng có liên quan đến lọc máu (DRA), biến chứng này chủ yếu gặp ở những người bệnh đã lọc máu trên 5 năm. DRA xuất hiện khi beta2-microglubullin trong máu tích tụ ở gân và các khớp gây đau nhức, cứng khớp, tụ dịch trong khớp, tương tự như trường hợp viêm khớp.

Suy thận gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh chính vì thế việc điều trị bệnh làm thế nào để bảo vệ sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu. Hai hướng điều trị chính hiện nay được áp dụng nhiều có: điều trị bảo tồn và điều trị thay thế. Và dù là điều trị bằng phương pháp nào? Giai đoạn nào? Người bệnh nếu muốn hạn chế những biến chứng nguy hiểm cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ tập luyện thể thao đều đặn.

Phương pháp điều trị suy thận hiện nay

Không phải tất cả suy thận đều giống nhau, chính vì thế mà tùy thuộc vào từng loại suy thận thì sẽ có cách điều trị khác nhau.

Phương pháp điều trị suy thận mạn tính

Suy thận mạn tính không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, làm giảm các biến chứng, đặc biệt làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Điều trị nguyên nhân gây ra suy thận:

Quá trình này các bác sĩ sẽ làm chậm lại hoặc đảo ngược bệnh hoặc nguyên nhân gây suy thận. Và tùy vào nguyên nhân gây suy thận sẽ có cách điều trị khác nhau. Làm dừng nguyên nhân cơ bản có thể làm chậm tổn thương thận, nhưng đôi khi thận xấu đi mặc dù đã được điều trị. Thiệt hại cho thận có thể gây ra căng thẳng trên thận và vẫn tiếp tục xấu đi ngay cả khi loại trừ nguyên nhân cơ bản, trong đó phải kể đến như huyết áp cao đã được kiểm soát.

Điều trị các biến chứng của suy thận:

Việc kiểm soát biến chứng suy thận giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Điều trị để kiểm soát huyết áp cao. Đối với những người bị suy thận mãn tính có thể làm xấu đi tình trạng huyết áp cao. Vì thế các bác sĩ thường khuyên dùng thuốc hạ thấp huyết áp, thường thuốc chuyển đổi angiotensin – enzyme (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II bảo toàn chức năng thận. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp thời gian dài sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm. Người bệnh cần thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh để có cách xử lý kịp thời. Chế độ ăn uống trị điều trị các biến chứng của người bị suy thận cần giảm tỉ lệ muối ăn hằng ngày, ăn ít protein để giảm thiểu chất thải trong máu.

Điều trị người bị bệnh thận giai đoạn cuối:

Nếu tình trạng thận bị hư hại vẫn tiếp tục tiến tới điểm mà thận hoạt động ít hơn 15% khả năng, sẽ dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối. Thận không thể loại bỏ các chất thải và cân bằng dịch. Vì thế người bệnh buộc phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Chạy thận nhân tạo:

Đây là phương tiện loại bỏ chất thải và lượng dịch dư thừa từ máu khi thận không thể thực hiện các chức năng của thận. Có hai loại chạy thận gồm: Một loại là trong lọc máu, máu được bơm ra khỏi cơ thể vào máu hoạt động giống như một quả thận, lọc chất thải ra khỏi máu. Máu sau đó được bơm trở lại cơ thể. Loại thứ hai là lọc máu khác, được gọi là thẩm phân phúc mạc, một dịch chạy thận bơm vào khoang bụng. Chạy thận phúc mạc thực hiện dựa vào mạng lưới các mạch máu nhỏ của cơ thể, các sản phẩm chất thải và dịch dư thừa đến khoang bụng nơi mà dịch lọc máu hấp thụ chúng. Các dịch lọc máu sau đó được bơm ra khỏi cơ thể, mang theo các chất thải và dịch dư thừa.

Ghép thận:

Nếu kiểm tra tình trạng bệnh không phát hiện nguyên nhân khác có thể đe dọa mạng sống người bệnh ghép thận có thể là sự lựa chọn tốt. Phẫu thuật ghép thận là dùng một quả thận khỏe mạnh từ người hiến tặng vào cơ thể người bệnh. Thận được cấy có thể từ người bị chết não hay người thân hiến tặng.

Phương pháp điều trị bệnh suy thận cấp

Phác đồ điều trị bệnh suy thận cấp cần lưu ý rất nhiều thứ trong đó người bệnh cần nhớ một vài nguyên tắc nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân.

Nguyên tắc chung trong việc điều trị bệnh suy thận cấp cần chú ý:

  • Nhanh chóng loại bỏ nguyên nhân gây suy thận nếu có (dựa vào từng nhóm nguyên nhân trước thận, tại thận hay sau thận mà lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp).
  • Điều chỉnh các rối loạn tuần hoàn, quan trọng nhất là phục hồi lượng máu và dịch, duy trì huyết áp tâm thu 100-200 mmHg.
  • Phục hồi lại dòng nước tiểu giúp điều chỉnh các rối loạn nội môi do suy thận cấp gây ra.
  • Điều trị triệu chứng phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.
  • Chỉ định lọc máu ngoài thận khi cần thiết.
  • Chú ý: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải phù hợp với từng giai đoạn của bệnh.

Điều trị theo giai đoạn bệnh

Giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh:

Việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp bù đủ nước khi có mất nước, loại bỏ tắc nghẽn đường tiểu, rửa dạ dày khi uống mật cá trắm trong 6 giờ đầu…. Theo dõi sát tình trạng thiểu niệu, vô niệu để chẩn đoán suy thận cấp sớm.

Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu:

Giữ cân bằng nước điện giải:

Bởi đối với người bệnh vô niệu hoặc tiểu niệu đã có phù cần đảm bảo cân bằng nước vào ít hơn ra. Sử dụng lợi tiểu quai Furosemid dò liều. Liều khởi đầu có thể 40-80mg. Liều tối đa 1000 mg. Khi phát hiện người bệnh không tiểu được không do thuốc, phải dừng ngay lợi tiểu vì sau người bệnh có thể tiểu rất nhiều (>10 lít). Thời gian tác dụng của Furosemid đường tiêm kéo dài khoảng 4 giờ. Không dùng lợi tiểu nếu suy thận cấp sau thận. Trong trường hợp suy thận cấp trước thận cần bù đủ thể tích tuần hoàn càng sớm càng tốt, không dùng lợi tiểu nếu chưa bù đủ khối lượng tuần hoàn.

Điều trị tăng Kali máu:

Hạn chế đưa K+ vào, rau quả nhiều K+, thuốc, dịch truyền có K+

Loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn

Thuốc:

Calci Gluconat hoặc Clorua: cần tiêm tĩnh mạch ngay khi K+ mái cao ≥ 6,5mmol/l hoặc khi có những biểu hiện tim mạch rõ (mạch chậm, loạn nhịp, QRs giãn rộng), liều trung bình 1g, tiêm tĩnh mạch chậm trong ít nhất 5 phút. Thực hiện lại liều sau 30 phút khi cần.

Glucose kết hợp Insulin dẫn Kali vào trong tế bào, bắt đầu tác dụng sau khoảng 30 phút. Lượng đưa vào khoảng 200-250 ml dung dịch glucose 20% có thể giảm được 0,5 mmol/l Kali. Liều insulin sử dụng: 1 UI insulin actrapid/25ml Glucose 20%.

Truyền hoặc tiêm tĩnh mạch chậm Natribicarbonat khi có toan máu để hạn chế Kali đi từ trong tế bào ra ngoài tế bào.

Resin trao đổi icon qua niêm mạc ruột: Resincalcio, Resinsodio, Kayexalate cứ mỗi 15g uống phối hợp với sorbitol có thể giảm 0,5 mmol/l. Thuốc phát huy tác dụng sau 1 giờ. Trường hợp người bệnh không uống được có thể thụt thuốc qua hậu môn (100ml dịch đẳng trương).

Lợi tiểu thải nước và Kali.

Lọc máu cấp: khi điều trị tăng Kali máu bằng nội khoa không kết quả và K+ ≥6,5 mmol/l

Điều trị các rối loạn điện giải khác nếu có.

Hạn chế tăng Nitơ Phi Protein máu

Chế độ ăn giảm đạm

Loại bỏ ổ nhiễm khuẩn

Điều trị chống toan máu nếu có.

Điều trị các triệu chứng và biến chứng khác nếu có: tăng huyết áp, suy tim.

Chỉ định lọc máu cấp:

Trường hợp được chỉ định lọc máu cấp cứu nếu không đáp ứng các biện pháp điều trị nội khoa tăng Kali máu (K+ máu ≥ 6,5  mmol/l)

Khi xuất hiện tình trạng toan máu chuyển hóa rõ pH <,2 (thường khi urê > 30 mmol/l, creatinin > 600µmol/l)

Thừa dịch nặng gây phù phổi cấp

Giai đoạn đái trở lại

Quan trọng nhất là cân bằng nước điện giải. Cần đo chính xác lượng nước tiểu 24h và theo dõi sát điện giải để kịp thời điều chỉnh.

Trường hợp: Đi tiểu > 3 lít/24h nên bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch, lượng dịch bù tùy thuộc vào lượng nước tiểu. Chú ý bù đủ cả điện giải.

Trường hợp: Đi tiểu < 3 lít/24h, không có rối loạn điện giải nặng: cho uống Oresol.

Theo dõi tình trạng bệnh khoảng 5 ngày, nếu thấy người bệnh vẫn tiểu nhiều cũng hạn chế lượng dịch truyền và uống vì thận đã bắt đầu phục hồi chức năng cô đặc. Tiếp tục theo dõi sát lượng nước tiểu 24h để kịp thời bù dịch thích hợp.

Giai đoạn phục hồi chức năng

Người bệnh cần chú ý đến việc điều dưỡng: Chế độ ăn cần tăng đạm khi ure máu đã về mức bình thường.

Theo dõi định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tiếp tục điều trị nguyên nhân nếu có. Chú ý: Các nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận mạn tính (bệnh lý cầu thận, bệnh lý kẽ thận…)

Chế độ ăn uống và biện pháp khắc phục

Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy thận

Chế độ ăn uống tác động rất lớn đến quá trình điều trị bệnh cũng như phục hồi các chức năng của thận và các cơ quan khác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì tùy thuộc vào tình hình, chức năng thận và sức khỏe tổng thể mà có chế độ ăn khác nhau.

  • Giới hạn số lượng protein ăn: Chuyên gia dinh dưỡng sẽ xác định số lượng protein thích hợp người bệnh suy thận nên ăn mỗi ngày. Nhằm giảm số lượng protein ăn, người bệnh cần giới hạn các loại thực phẩm giàu protein như: Thịt, trứng, sữa, phomai và đậu. Thay vào đó nên bổ sung nhiều các thực phẩm có protein thấp như: Rau, hoa quả, bánh mì và ngũ cốc.
  • Chọn thực phẩm chứa Kali thấp hơn: Một số thực phẩm có lượng Kali cao người bệnh nên hạn chế như: Chuối, cam, khoai tây, rau bina và cà chua. Ngược lại các thực phẩm có lượng Kali thấp như: Táo, bắp cải, cà rốt, đậu xanh, nho và dâu tây.
  • Hạn chế lượng muối ăn mỗi ngày: Đồ đông lạnh, súp đóng hộp và thức ăn nhanh là những thực phẩm giàu natri.

[Đọc thêm:]

Biện pháp khắc phục

  • Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút vừa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn vừa giúp bạn đối phó với sự mệt mỏi và căng thẳng.
  • Thay vì ủ rủ nên tìm người bầu bạn, nói chuyện nhằm giải tỏa những phiền muộn chất chứa trong lòng. Tinh thần phấn chấn và thoải mái giúp việc điều trị suy thận thuận lợi hơn.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
  • Duy trì cân nặng ở mức tốt nhất. Nếu bạn đang thừa cân, cố gắng giảm cân nặng một cách an toàn, đừng bất chấp giảm cân một cách đột ngột.
  • Thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ vừa giúp pháp hiện bệnh sớm vừa kiểm tra sức khỏe bản thân để có biện pháp khắc phục tốt nhất.

Bệnh suy thận diễn biến một cách “thầm lặng” và trở thành nỗi lo của nhiều người. Suy thận gây tổn hại nghiêm trọng đến chức năng của thận và sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên rèn luyện cơ thể khỏe mạnh và nhớ kiểm tra sức khỏe định kỳ.

✅ HOTLINE TƯ VẤN BỆNH SỎI MIỄN PHÍ0908 797 616

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT: Tại Đây

✅✅ ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Tên của bạn (bắt buộc)

    Số điện thoại (bắt buộc)

    Về Sỏi Mật Trái Sung

    Sỏi Mật Trái Sung được chiết xuất từ Trái Sung, Uất Kim, Kim Tiền Thảo, Nấm Linh chi, Kim Ngân Hoa, Nhân Trần, Hương Phụ, Atiso…dùng cho người bị sỏi mật, sỏi thận  và các trường hợp sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi để hỗ trợ tăng bài tiết lắng cặn sỏi, giảm nguy cơ hình thành sỏi ( sỏi mật, sỏi thận)

    Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 01324/2018/ATTP-XNQC ngày 19/11/2018 của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM

    Tìm nhà thuốc gần nhất: Tại đây

    soimat
    soimat