Túi mật có bùn có nên phẫu thuật không?

Túi mật là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hoá, giúp dự trữ và điều phối dịch mật để trung hòa cholesterol. Mật có bùn là sự thay đổi chênh lệch quá mức giữa cholesterol và các chất khác trong cơ quan này. Vậy khi bạn mắc bệnh bùn mật có nên phẫu thuật không? 

Bùn ở túi mật có nguy hiểm không?

Bùn hay còn gọi là cặn sỏi mật có bên trong túi, đây là giai đoạn đầu của bệnh sỏi túi mật. Hầu như sỏi mật ở giai đoạn này chưa có triệu chứng nào rõ rệt. Trường hợp sỏi bùn mật lấp đầy thì sẽ có những biểu hiện sau:

  • Buồn nôn, nôn: Đây được xem là triệu chứng thường gặp nhất của bùn mật. Vì lúc này, lượng dịch mật sẽ bị cản trở một phần do bùn mật. Lượng dịch mật vận chuyển xuống tá tràng không đủ để tiêu hoá thức ăn. Triệu chứng này sẽ càng rõ khi bạn ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào. 
  • Đau vùng hạ sườn phải: Biểu hiện đau sẽ càng rõ khi bạn ngủ vào buổi tối. Lúc này bạn nằm túi mật sẽ nằm ngang nên sẽ khó tiết dịch mật hơn, có tình trạng ùn tắc dịch mật. Nên sẽ đau nhiều vào buổi tối. 
  • Sốt cao, kèm rét run: Chỉ xảy ra khi bạn bị viêm mật, thường thì sỏi bùn chưa có triệu chứng này. 
  • Ngoài ra trong trường hợp bùn trong mật quá nhiều sẽ triệu chứng vàng da. 

Nếu bùn trong mật không được chữa trị kịp thời sẽ có những tiến triển xấu như:

  • Sỏi mật, sỏi đường mật chủ: Bùn sẽ tiến triển nhanh thành sỏi nếu bạn không can thiệp sớm. 
  • Tắc đường dẫn mật: Khi lượng bùn quá lớn sẽ cùng dịch chuyển với dịch mật gây nghẽn ống dẫn mật. 
  • Viêm, nhiễm khuẩn mật: Lượng vi khuẩn có hại sẽ tăng nhanh khi mật bị tổn thương. 
  • Ung thư mật: Các tế bào tổn thương quá nhiều mà khả năng tự chữa lành quá kém sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Bùn mật phát triển thành sỏi mật nếu không can thiệp

Túi mật chứa bùn rất dễ phát triển thành túi mật, khả năng cao lên đến 90%. Lượng cholesterol tăng liên tục sẽ làm tăng khả năng hình thành sỏi. Sỏi mật càng lớn càng tăng nguy cơ viêm nhiễm và suy giảm hệ tiêu hoá. 

Sỏi mật là bệnh lý rất phổ biến của hệ nội tiết. Sỏi lớn nhanh nếu bạn không can thiệp chữa trị kịp thời. Khi có sỏi thì gan, mật và hệ tiêu hoá sẽ bị suy giảm chức năng. Bạn luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi và không muốn ăn.

Theo nghiên cứu, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh sỏi cao ở khu vực Đông Nam Á. Những năm gần đây, bệnh liên quan đến tiêu hoá ngoài dạ dày thì sỏi mật đứng thứ hai. Phần lớn, nguyên do dẫn đến bệnh này là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học. 

Khi bạn đã mắc bệnh sỏi mật thì cần thăm khám và chữa trị kịp thời. Vì nguy cơ bạn phải mổ loại bỏ sỏi là rất lớn. Hiện nay, phương pháp điều trị bảo tồn vẫn đang được ưu tiên hàng đầu.

Bùn trong túi mật phát triển thành sỏi nếu không chữa trị sớm

Bùn trong túi mật phát triển thành sỏi nếu không chữa trị sớm

Sỏi bùn lấp đầy túi mật có nên mổ không?

Mổ cắt túi mật là phác đồ điều trị sỏi, ngăn tình trạng viêm và nhiễm khuẩn. Khi bị sỏi bùn thì có cần phẫu thuật không? Sẽ có hai trường hợp như sau:

Trường hợp bùn mật lấp đầy nhưng chưa có biến chứng nguy hiểm: Bạn có thể cân nhắc dùng thuốc để điều trị vì mật vẫn nên được bảo tồn. Nếu thiếu đi bộ phần này, thì sẽ sau hệ tiêu hoá của bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Thường xuyên tiêu chảy, đau dạ dày và nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gan, tụy rất cao. 

Trường hợp, sỏi bùn lấp đầy, triệu chứng bệnh xuất hiện rất rõ: Bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật vì để thời gian càng lâu thì nguy cơ viêm rất lớn. Người bệnh phải chịu đựng những cơn đau quanh vùng hạ sườn phải dữ dội. Cơn đau xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ nhiều giờ kèm sốt cao. Bạn rất khó để hạ sốt và điều trị tình trạng viêm mật tại nhà. 

Sỏi bùn lấp đầy có nên mổ không?

Sỏi bùn lấp đầy có nên mổ không?

Bùn mật có tự hết không?

Tuy bùn túi mật tiến triển nhanh thành sỏi nhưng khả năng tự khỏi rất cao khi còn nhỏ. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế thực phẩm dầu mỡ và sinh hoạt hàng ngày. 

Khả năng tự hết sẽ thấp nếu bùn lấp đầy và bắt đầu có những biến chứng ở hệ tiêu hoá. Khi rơi vào giai đoạn này, bạn nên điều trị nội khoa hoặc mổ để ngăn tình trạng viêm nhiễm. 

Bạn có thể tập các bài tập yoga đơn giản để hỗ trợ chức năng của mật, gan. Vì gan là tạng chủ lớn nhất cơ thể nên khi gan gặp vấn đề thì sức khoẻ sẽ đi xuống rất nhanh. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống hoặc ăn trái cây để cung cấp vitamin C, giúp tăng sức đề kháng. Một phần acid có trong trái cây họ cam, quýt sẽ giúp hạn chế quá trình kết tủa của sỏi. Từ đó sẽ giảm thiểu tình trạng bùn mật phát triển thành sỏi viên.

Có thể bạn quan tâm:

Cắt túi mật có uống được bia không?

7 Triệu chứng viêm túi mật không nên chủ quan

Như vậy, túi mật có bùn có phẫu thuật hay không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Thông thường phác đồ điều trị ở giai đoạn bùn là điều trị bảo tồn dùng thuốc là chủ yếu. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat