Vì sao sỏi hay kẹt tại niệu quản

Hiện nay, sỏi niệu quản chiếm 28% tỷ lệ sỏi đường tiết niệu, hình thành do sỏi thận theo dòng nước tiểu từ thận rơi xuống và bị mắc kẹt lại tại đường niệu quản. Vậy tại sao khi đến niệu quản sỏi bị kẹt lại và nó có gây ra những nguy hiểm gì đến với bạn hay không, hãy cùng Sỏi Mật Trái Sung tìm hiểu nhé.

Cấu tạo và phân đoạn niệu quản:

Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Chiều dài niệu quản trung bình từ 25 – 28 cm, có đường kính ngoài là 4 – 5 mm, đường kính trong là 3 – 4 mm, càng xuống thấp thì đường kính niệu quản càng nhỏ. Khi niệu quản bị tắc và nhờ độ co giãn của các lớp cơ mà niệu quản có thể giãn rộng hơn, có khi lên đến 20 – 30 mm.

VÌ SAO SỎI THƯỜNG HAY KẸT LẠI TẠI NIỆU QUẢN
Vị trí sỏi kẹt tại 3 đoạn trong niệu quản

Niệu quản được chia làm 3 đoạn chính:

  • Niệu quản 1/3 trên: Dài khoảng 12.5 – 14cm bắt đầu từ khúc nối bể thận – niệu quản đến mào chậu
  • Niệu quản 1/3 giữa: Từ mào chậu đến đầu dưới khớp cùng chậu, có chiều dài từ 12.5 đến 14cm
  • Niệu quản 1/3 dưới: Nằm dưới khớp cùng chậu và chỉ dài 2cm

Sỏi kẹt niệu quản có nguy hiểm không?

Sỏi thận xuống đường niệu là hiện tượng một hoặc nhiều viên sỏi có kích thước nhỏ từ thận di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu rơi xuống, kẹt tại niệu quản và không xuống được bàng quang. Việc sỏi rơi xuống là nguyên nhân chính gây bệnh sỏi niệu quản. Đồng thời niệu quản cũng là vị trí nguy hiểm nhất và dễ gây biến chứng nhất. Những viên sỏi này có thể có kích thước nhỏ nhưng lại rất nguy hiểm nếu để lâu không điều trị. Sau đây là những biến chứng có thể xảy ra để bạn tham khảo lưu tâm:

Rò bàng quang và teo xơ bàng quang :

Sỏi thận rơi xuống đường tiết niệu, cụ thể là bàng quang sẽ gây viêm loét, chảy máu và ảnh hưởng tới hệ thần kinh cơ vòng bàng quang. Cơ vòng không kiểm soát được nên gây tình trạng rò rỉ bàng quang và tiểu không tự chủ.

Thận ứ nước:

Sỏi bị kẹt tại niệu quản sẽ chặn dòng chảy nước tiểu khiến nước tiểu không được đẩy xuống bàng quang. Sau thời gian dài, lượng nước tiểu này càng nhiều và chảy ngược lại thận, gây ứ nước tại thận.

Đài bể thận bị giãn:

Khi ứ nước lâu ngày sẽ gây giãn đài bể thận, giãn cả niệu quản. Lâu dần, thận sẽ bị biến dạng, kích thước tăng lên bất thường. Tình trạng này nếu kéo dài có thể vỡ thận bất cứ lúc nào.

Niệu quản bị viêm nhiễm:

Sỏi cọ xát khi bị kẹt tại niệu quản có thể gây tổn thương lớp niêm mạc niệu quản. Tình trạng này tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đau đớn. Nếu để lâu, tình trạng viêm nhiễm sẽ lan rộng lên cả vùng đài bể thận.

Suy thận mạn tính:

Suy thận mạn tính là trường hợp vô cùng nguy hiểm. Vì khi đó chức năng thận đã bị suy giảm nghiêm trọng. Người bệnh đứng trước nguy cơ bị hỏng thận vĩnh viễn nếu không xử trí kịp thời.

Điều trị sỏi niệu quản bằng cách nào?

Tùy vào tình trạng và kích thước sỏi mà bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị sau:

Điều trị nội khoa:

Áp dụng khi sỏi có kích thước nhỏ, ít triệu chứng

  • Uống thật nhiều nước (2 – 2.5L/ ngày) kết hợp với chế độ ăn uống, vận động khoa học.
  • Sử dụng thuốc làm tan sỏi, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… cùng một số loại thuốc khác để tống xuất sỏi ra ngoài, cải thiện tình trạng bệnh.
VÌ SAO SỎI THƯỜNG HAY KẸT LẠI TẠI NIỆU QUẢN
Kết hợp uống nhiều nước và điều trị bằng thuốc để đẩy sỏi ra ngoài

Điều trị ngoại khoa:

Áp dụng khi sỏi có kích thước lớn, mắc kẹt tại đường niệu và gây triệu chứng, biến chứng nghiêm trọng. Tùy vào vị trí và kích thước sỏi khác nhau sẽ có phương án điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp ngoại khoa điều trị phổ biến nhất:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi thận dưới 15mm, sỏi niệu quản vị trí 1/3 trên sát bể thận và dưới 10mm.
  • Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi thận kích trước trên 15mm, sỏi niệu quản vị trí 1/3 trên kích thước trên 15mm.
  • Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: chỉ định áp dụng khi sỏi niệu quản vị trí 1/3 giữa, 1/3 dưới và sỏi bàng quang có kích thước trên 10mm hoặc dưới 10mm mà không tự thoát theo đường tiểu.
  • Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser: sỏi thận kích thước dưới 25mm.
  • Mổ nội soi: chỉ định trong trường hợp không áp dụng được phương pháp trên. Có thể mổ nội soi qua phúc mạc hoặc sau phúc mạc lấy sỏi.
  • Mổ mở lấy sỏi dễ gây nhiều biến chứng sau phẫu thuật… vì vậy chỉ khi kích thước sỏi quá lớn và nhiều, không thể thực hiện các phương pháp công nghệ cao ở trên thì mới thực hiện mổ mở.
VÌ SAO SỎI THƯỜNG HAY KẸT LẠI TẠI NIỆU QUẢN
Điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa

Xem thêm:

Tìm hiểu về sỏi ở bàng quang

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận

soimat
soimat