Bị cắt túi mật có sao không?

Sỏi mật là bệnh lý phổ biến ở các nước châu Á, trong đó Việt Nam là quốc giá có tỷ lệ mắc cao. Hiện tại, số ca cắt túi mật để loại bỏ sỏi túi mật khá nhiều. Vậy bị cắt túi mật có sao không? Có nên cắt túi mật để phòng sỏi mật? Tìm hiểu ngay dưới bài viết bên dưới nhé!

Vai trò của túi mật

Túi mật là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hoá. Nhiệm vụ chính của túi mật là dự trữ dịch mật và điều phối dịch mật xuống tá trường thông qua ống dẫn mật chủ. 

Dịch mật sẽ được tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn như một chất xúc tác. Giúp cho quá trình chuyển hoá các chất và hấp thụ vitamin và dinh dưỡng hòa tan trong chất béo. Từ đó cơ thể của bạn sẽ khoẻ mạnh, tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng. 

Một người có túi mật khỏe thì da dẻ hồng hào, không có tình trạng vàng da. Đồng thời ăn uống cũng sẽ được tiêu hoá dễ dàng, hạn chế được bệnh đau dạ dày. Đẩy lùi được ung thư túi mật, ung thư dạ dày vì thế bạn cần quan tâm đến sức khoẻ mình nhiều hơn nhé!

 Túi mật có vai trò dự trữ và điều phối dịch mật để tiêu hoá thức ăn

 Túi mật có vai trò dự trữ và điều phối dịch mật để tiêu hoá thức ăn

Bị cắt túi mật trong trường hợp nào?

Túi mật cũng như các cơ quan khác, đều sẽ có vấn đề nếu tác nhân gây bệnh quá nhiều. Buộc túi mật phải phải biểu hiện ra bên ngoài là mình đang bị bệnh. Các bệnh mà túi mật có thể mắc phải như: Viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật, sỏi mật, sỏi ống mật chủ,… 

Vậy bị cắt túi mật trong trường hợp nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân đang bị các bệnh về túi mật. Dưới đây là các trường hợp được chỉ định cắt túi mật bạn cần biết:

 3 Trường hợp bị cắt túi mật 

 3 Trường hợp bị cắt túi mật 

  • Sỏi túi mật: 

Sỏi mật là một trong những trường hợp được chỉ định cắt túi mật đầu tiên. Vì bản thân sỏi túi mật là tinh thể rắn và gây biến chứng vàng da, ảnh hưởng đến tiêu hoá. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp bệnh nhân mắc sỏi túi mật nhưng không có triệu chứng cũng sẽ chỉ định mổ. 

Đối với những trường hợp bị cắt túi mật khi mắc sỏi mật ảnh hưởng đến tuyến tụy. Thì những trường hợp này thường sẽ không có triệu chứng rõ ràng, thường phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ. 

  • Polyp túi mật: 

Dạng đa polyp túi mật thường xác suất gây ung thư túi mật rất cao nên cũng sẽ được chỉ định cắt túi mật. 

  • Ung thư túi mật: 

Đây là giai đoạn tiến triển xấu của các bệnh liên quan đến túi mật. Nên khi được bác sĩ chẩn đoán bản thân đang bị ung thư túi mật thì phác đồ điều trị là cắt bỏ túi mật. Nhằm mục đích các tế bào ung thư không lây lan ra các cơ quan khác, ngăn chặn được sự phát triển của nó. 

Sau khi bị cắt túi mật thì thời gian phục hồi sức khoẻ là bao lâu?

Người bệnh bị cắt túi mật sẽ được chỉ định 2 phương pháp sau đây:

  • Mổ hở:

Phương pháp này được áp dụng đối với những bệnh nhân có tiền căng mổ trước đã gây sẹo dính. Hoặc mắc các bệnh nền kèm theo như: tiểu đường, thừa cân, béo phì,… Trong một vài trường hợp đang mổ nội soi buộc phải dừng và chuyển qua mổ hở. 

Thông thường thì người bệnh được chỉ định phẫu thuật mổ hở cắt túi mật thì phải chịu rạch 15cm trên da. Sau khi phục hồi, vết thương sẽ để lại sẹo dài gây thiếu tự tin cho người bệnh. 

  • Mổ nội soi:

Đây là phương pháp cắt túi mật được áp dụng nhiều đối với các trường hợp bị cắt túi mật. Nhờ máy móc, công nghệ hiện đại và tay nghề bác sĩ cao nên người bệnh sẽ ít đau đớn sau phẫu thuật. Và lợi thế của phương pháp này thì hầu như ai cũng sẽ được chỉ định chỉ trừ một vài trường hợp bắt buộc phải mổ hở. 

Vậy thời gian phục hồi sức khoẻ quay trở lại bình thường sau khi cắt túi mật là bao lâu? Thông thường người bệnh sẽ có tỉnh táo và ăn nhẹ sau 6-8 tiếng khi kết thúc phẫu thuật. Tuy nhiên, để cơ thể phục hồi hoàn toàn thì cần phải mất từ 1-3 tuần tuỳ thuộc vào sức đề kháng của người bệnh. 

Sau phẫu thuật, những ngày đầu bệnh nhân sẽ gặp một vài vấn đề về tiêu hoá. Do cơ thể chưa thích nghi kịp thời mất đi túi mật nhưng bạn đừng quá lo lắng nhé! Cơ thể sẽ thích ứng sau đó vài ngày thôi. 

Có nên cắt túi mật để phòng sỏi mật không?

Như các bạn cũng biết, túi mật có vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hoá. Vậy liệu mất đi túi mật thì cơ thể sẽ ra sao?

Khi bị cắt túi mật cơ thể sẽ không dễ dàng thích nghi được ngay. Bạn có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu,… Hoặc thậm chí bạn đi vệ sinh nặng còn nguyên thức ăn. Đây là những bất cập khi cơ thể không còn túi mật. 

Có nên cắt túi mật để phòng bệnh sỏi mật không?

Có nên cắt túi mật để phòng bệnh sỏi mật không?

Vậy có nên cắt túi mật để phòng sỏi mật không? Câu trả lời là không các bạn nhé! Bạn có thể lựa chọn thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày giảm lượng dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh để tốt cho mật. Thì từ đó bạn có thể đẩy lùi sỏi mật không cần phải cắt túi mật đi. 

Trường hợp bạn bị sỏi túi mật, kích thước bé, không triệu chứng thì có thể dùng thuốc để điều trị. Hiện nay, việc chữa trị sỏi túi mật là ưu tiên dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng. 

Nên làm gì khi bị sỏi mật mà không cần phải cắt túi mật

Để hạn chế được tình trạng sỏi mật tăng kích thước, đẩy lùi biến chứng do sỏi gây ra. Và điều quan trọng là không bị cắt túi mật để loại bỏ sỏi mật thì bạn cần:

  • Ăn uống khoa học, ăn chậm, nhai kỹ
  • Nói không với thức ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào
  • Thăm khám sức khỏe và điều trị sớm 
  • Ưu tiên dùng thuốc để chữa sỏi mật 

Có thể bạn quan tâm: Cắt túi mật có nên uống sữa không?

Bị cắt túi mật là lựa chọn cuối cùng trong các phác đồ điều trị của sỏi mật. Cơ thể sẽ gặp không ít các vấn đề về tiêu hoá khi không còn túi mật. Vì vậy bạn cần cân nhắc khi cắt túi mật, nếu có thể điều trị nội khoa được thì bạn vẫn nên ưu tiên nhé!

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat