Giun chui ống mật gây ra các bệnh về mật

Bệnh giun chui ống mật xảy ra khi số lượng giun trong hệ tiêu hóa tăng lên cao và di chuyển ngược lên ống mật. Cùng tìm hiểu các bệnh chứng gây ra bởi giun chui ống mật.

Giun chui ống mật là gì?

Giun chui ống mật là tình trạng xảy ra liên quan đến việc đường tiêu hóa bị nhiễm giun.

Giun sán xâm nhập hệ tiêu hóa, kí sinh ở ruột non rồi dần di chuyển ngược lên tá tràng, ống mật chủ, ống gan và hệ đường mật. Sau khi xâm nhập vào đường mật, giun sống kí sinh tại đó và khi chết đi xác của nó trở thành nhân nguyên liệu cho việc hình thành sỏi mật.

Bệnh giun chui ống mật có thể gặp ở nhiều độ tuổi, nhưng theo ghi nhận, trẻ dưới 10 tuổi thường dễ gặp bệnh này hơn. Giun chui ống mật có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường mật, áp xe đường mật, áp xe gan,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Giun chui ống mật là tình trạng xảy ra liên quan đến việc đường tiêu hóa bị nhiễm giun

Tại sao giun chui ống mật?

Hệ thống đường mật trong cơ thể được chia làm 2 phần trong gan và ngoài gan. Đường mật ngoài gan nhờ ống mật liên hệ với hệ tiêu hóa tại tá tràng. Ở tá tràng có lỗ đổ để chuyển dịch mật từ túi mật xuống ruột non tiêu hóa thức ăn, được bao bọc bởi cơ vòng Oddi.

Giun chui ống mật là hiện tượng giun từ ruột, chủ yếu là giun đũa, chui ngược lên ống mật qua đường cơ vòng Oddi.
Lý do xảy ra việc này là do số lượng giun sinh sôi ở ruột quá nhiều, lượng dinh dưỡng ở ruột không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng nên chúng phải di chuyển đến các nơi khác trong cơ thể.

Ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc uống thuốc tẩy giun không hiệu quả làm tăng tỷ lệ giun chui ống mật. Đây cũng là lý do thường gặp bệnh này ở trẻ em. Thậm chí thuốc tẩy giun tác dụng không tốt còn có thể gây ra rối loạn vận động, khiến giun di chuyển tán loạn và đi vào ống mật chủ, ống túi mật, túi mật và các ống mật khác.

Còn một lý do khác là khi pH của môi trường dịch vị từ dạ dày tăng, tính acid giảm, khiến ruột không còn phù hợp cho giun kí sinh, dẫn đến chúng có xu hướng di chuyển đến nới khác. Trường hợp này thường xuất hiện ở các bệnh nhân từng cắt bỏ một phần dạ dày hoặc mắc phải các bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa, môi trường nội sinh trong hệ tiêu hóa bị thay đổi.

GIUN CHUI ỐNG MẬT GÂY RA CÁC BỆNH VỀ MẬT
Một số lý do dẫn đến bệnh giun chui ống mật

6 triệu chứng giun chui ống mật

Tắc nghẽn đường mật và nhiễm trùng đường mật cấp tính là hệ lụy thường gặp khi mắc phải giun chui ống mật. Nếu để lâu ngày có thể dẫn đến áp xe gan.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh này là:

  • Đau quặn ở vùng hạ sườn phải, đây là vị trí của hệ đường mật. Cơn đau có thể xuất hiện từng cơn, mỗi cơn đau đều dữ dội, có trường hợp lan đến vai phải. Sau giai đoạn này, cơn đau thường chuyển sang đau âm ỉ, đau tức. Trẻ em bị đau do giun chui ống mật thường đòi bế vác trên vai để nâng cao mông, giảm đau.
  • Buồn nôn, nôn nhiều. Nếu mật độ giun đang kí sinh quá nhiều, một số trường hợp còn có thể nôn ra giun.
  • Chán ăn, ăn kém, da xanh xao, người gầy yếu.
  • Thường bị sốt cao 38 -39 độ.
  • Vàng da, vàng kết mạc mắt.
  • Tăng kích thước gan, sờ vào cảm thấy đau.

GIUN CHUI ỐNG MẬT GÂY RA CÁC BỆNH VỀ MẬT
Dấu hiệu giun chui ống mật dễ nhận thấy nhưng dễ nhầm lẫn

Chẩn đoán bệnh

Sau khi chẩn đoán bệnh qua phương pháp lâm sàng, cần tiến hành kiểm tra cận lâm sàng để xác định bệnh.

  • Nội soi tá tràng đường mật: là phương pháp có độ chính xác cao, tính chất vừa chẩn đoán vừa điều trị. Sau nội soi, giun có thể được gắp ra ngoài qua phương pháp nội soi.
  • Xét nghiệm công thức máu: Bạch cầu tăng cao, tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhãn trung tính.
  • Bilan nhiễm trùng dương tính với tốc độ lắng máu và CRP tăng cao.
  • Men gan ít bị ảnh hưởng nên vẫn trong giá trị bình thường, khác với một số nguy nhân tắc mật khác làm men gan cao.
  • Chụp đường mật có dùng thuốc cản quang để xác định có giun hoặc sỏi cản tại đường mật.
  • Siêu âm ổ bụng: phát hiện một số bất thường như ống gan chung rộng, lòng ống mật chủ có hình ảnh phản âm không đồng nhất.

Điều trị

Nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu hoặc chưa có dấu hiệu nặng, thường được điều trị nội khoa bằng thuốc.

Khi tình trạng giun chui ống mật trở nên nghiệm trọng, có biến chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định tiến hành phẫu thuật gắp giun và dẫn lưu đường mật.

Phòng ngừa bệnh

Mặc dù là bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, nhưng bạn có thể chủ động phòng bệnh bằng:

  • Duy trì chế độ ăn uống vệ sinh, ăn chín, uống sôi.
  • Không ăn hoặc hạn chế dùng thực phẩm tái, sống, các món gỏi.
  • Tẩy giun định kỳ theo chu kì 6 tháng/ lần.

Xem thêm:

 

soimat
soimat