Thận ứ mủ – biến chứng nguy hiểm của sỏi thận

Bệnh sỏi thận đã không còn quá xa lạ, dẫn đến nhiều người có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên lại có ít người biết rằng bệnh thận ứ mủ lại là một biến chứng nguy hiểm do sỏi thận.

Thận ứ mủ là gì?

Thận ứ mủ là bệnh phát sinh khi đường tiết niệu bị tắc nghẽn, cùng với tình trạng viêm đài bể thận mà hình thành. Người bị sỏi thận là người rất dễ bị bệnh này.
Khi đường tiết niệu bị tắt nghẽn khiến cho đài thận, bể thận, thậm chí niệu quản bị giãn ra. Từ đó, thận bị kích thích và trở nên phù to hơn so với bình thường gọi là thận ứ nước.
Tình trạng này duy trì trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ dẫn đế bệnh ứ mủ bể thận.

Thận ứ nước là tiền đề hình thành thận ứ mủ, bệnh có ảnh hưởng xấu đến chức năng thận

Thận ứ nước là tiền đề hình thành thận ứ mủ, bệnh có ảnh hưởng xấu đến chức năng thận

Nguyên nhân gây ra bệnh thận bị ứ mủ

Nguyên nhân dẫn đến ứ nước, ứ mủ bể thận có thể là từ sự tắt nghẽn bên trong hoặc bên ngoài hệ tiết niệu. Vị trí tắt nghẽn có thể là bất kì vị trí nào, từ đài thận đến lỗ ngoài niệu đạo.

Ở trẻ em: tình trạng này có thể là do dị tật bẩm sinh. Trẻ bị hẹp khúc nối bể thận niệu quản.

Ở người lớn: có thể xuất hiện bởi một số nguyên nhân thường thấy như:

  • Bị sỏi thận, sỏi niệu quản.
  • Hẹp niệu quản, u niệu quản.
  • Di chứng để lại sau khi phẫu thuật niệu quản.
  • Khối u chèn ép lên niệu quản như u cổ tử cung, u đại tràng.
  • Xơ hóa phúc mạc và có thể làm tắt nghẽn cả hai bên niệu quản.

 

Thận ứ mủ có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em

Thận ứ mủ có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em

Triệu chứng của bệnh thận ứ mủ 

Bệnh có thể xác định qua triệu chứng lâm sàng và triệu chứng cận lâm sàng:

Triệu chứng lâm sàng

  • Tình trạng thận ứ nước, ứ mủ một bên hoặc hai bên do tắt nghẽn tiết niệu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất.
  • Người bệnh thường xuyên bị đau hông, đau lưng do bao thận và đài bể thận bị căng giãn. Vùng đau xuất phát từ hông và mạng sườn rồi lan rộng xuống bên dưới và ra sau lưng.
  • Nếu có xuất hiện nhiễm trùng thì cơn đau sẽ nặng hơn và thường kèm theo sốt rét run.
  • Bên cạnh đó, xuất hiện những dấu hiệu rối loạn ở hệ tiết niệu như: tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, tiểu ra máu,… có thể do sự di chuyển của sỏi làm tắt nghẽn và đường tiết niệu bị thương. Lượng nước tiểu trở nên nhiều bất thường.
  • Một số bệnh nhân bị thận ứ nước có dấu hiệu bị tăng huyết áp nhẹ so với bình thường.

Triệu chứng cận lâm sàng

  • Qua X quang: Thấy bóng thận to, sỏi cản quang ở vị trí thận, niệu quản, bàng quang.
  • Siêu âm thận tiết niệu: Nhờ siêu âm để xác định kích thước thận, độ dày nhu mô, mức độ ứ nước,.. Đồng thời phương pháp này cũng giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh. Nhưng có một hạn chế là không thể giúp đánh giá được toàn bộ niệu quản.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp chẩn đoán với độ chính xác cao về độ giãn và độ dày niệu quản, vị trí và kích thước sỏi, dấu hiệu tắt nghẽn ở đường niệu mà không cần dùng thuốc cản quang.
  • Xét nghiệm nước tiểu: để xác định tổng quát các chỉ số
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra chức năng hoạt động của thận.

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng:

  • Đau ở vùng hông, lưng
  • Trường hợp viêm nhiễm sẽ có xuất hiện sốt rét run
  • Chức năng thận bị suy giảm
  • Rối loạn tiểu tiện, xuất hiện dấu hiệu nước tiểu bất thường.

Cận lâm sàng:

Chẩn đoán dựa trên kết quả từ nhiều phương pháp kiểm tra: X quang, siêu âm, chụp cắt lớp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu.

Điều trị thận ứ mủ

Dựa theo tình trạng cụ thể của người bệnh trên các chỉ số kiểm tra được mà lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Chỉ định dùng thuốc

  • Thuốc kháng sinh: Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn
  • Thuốc huyết áp: Để duy trì huyết áp ở mức ổn định <130/80mmHg.
  • Điều trị các rối loạn do suy giảm chức năng thận như giảm Kali và Natri máu.

Dẫn lưu bể thận qua da

Đây là một thủ thuật cần thiết và cơ bản nếu muốn điều trị thận ứ mủ, thận ứ nước. Phương pháp này có ưu điểm là tốn ít thời gian, đơn giản, tiết kiệm, ít di chứng cho thận.

Mục đích khi áp dụng phương pháp này là để giảm áp lực cho thận, cải thiện nhanh tình trạng ứ mủ, ứ nước tại thận. Tạo điều kiện cho nhu mô và các chức năng thận có thể phục hồi.

Điều trị thận thay thế

Sẽ được chỉ định cụ thể tùy theo tình trạng.

Phẫu thuật cắt bỏ thận

Đây là phương án chỉ định khi điều trị bảo tồn thất bại, nhu mô thận đã bị phá hủy nhiều và không còn khả năng hồi phục. Thận mất chức năng hoàn toàn.

Xem thêm:

Thận ứ mủ là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận gây nên. Chính vì thế bạn cần thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện có sỏi thận. 

LIÊN HỆ HOTLINE: 0908.797.616 – 0913.968.932 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

TÌM NHÀ THUỐC GẦN NHẤT TẠI ĐÂY

Trả lời

soimat
soimat